Mô Hình SWOT Là Gì? Áp Dụng Mô Hình SWOT Vào Kinh Doanh Online
Nghiên cứu và phân tích là một việc vô cùng quan trọng trước khi bắt đầu bước vào thế giới của kinh doanh online. Với xu thế bán hàng online hiện nay, việc biết đến những kiến thức nền ví dụ như mô hình SWOT sẽ là một điểm khác biệt, khiến bạn trở nên nổi bật hơn trên thị trường. Vậy mô hình SWOT là gì? Áp dụng mô hình SWOT như thế nào vào công việc kinh doanh online. Hãy cùng tìm hiểu với Túi Gói Hàng HVT ngay thông qua bài viết này nhé!
1. Định nghĩa về mô hình SWOT
SWOT là viết tắt của các từ tiếng anh Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức). SWOT hiện đang là một mô hình (hay còn gọi là ma trận) khá thông dụng trong việc phân tích kinh doanh cho doanh nghiệp cũng như các nhà bán hàng online.
Với mô hình SWOT, các bạn sẽ có thể phân tích cũng như cải thiện tình hình kinh doanh bằng những ý tưởng, định hướng đứng đắn ngay từ ban đầu, góp phần xây dựng một nền tảng phát triển cực kỳ vững chắc. Các bạn có thể dựng được một bộ khung để có một cái nhìn tổng thể để nhìn nhận chính mình cũng như những đối thủ cạnh tranh. Đây chính là sự khác biệt mạnh mẽ so với đối thủ và cho bạn rất nhiều lợi thế trong cuộc đua bán hàng online càng ngày càng khốc liệt hiện nay.
Định nghĩa về mô hình SWOT
Chi tiết hơn, phân tích SWOT sẽ bao gồm những khía cạnh
-
Điểm mạnh: Đặc điểm doanh nghiệp hoặc dự án đem lại lợi thế cạnh tranh so với đối thủ.
-
Điểm yếu: Đặc điểm doanh nghiệp hoặc dự án khiến doanh nghiệp bị yếu thế hơn so với đối thủ.
-
Cơ hội: Nhân tố môi trường mà doanh nghiệp hoặc dự án có thể khai thác để giành được lợi thế.
-
Thách thức: Nhân tố môi trường có thể tác động tiêu cực đến doanh nghiệp cũng như việc kinh doanh
2. Vận dụng mô hình SWOT vào công việc kinh doanh online
Khi bắt đầu phân tích, bạn sẽ phân tích theo thứ tự của mô hình
2.1. Điểm mạnh
Để bắt đầu phân tích về điểm mạnh, hãy bắt đầu phân tích về sản phẩm. Vì sản phẩm chính là giá trị cốt lõi của việc kinh doanh.
-
Đầu tiên, hãy lựa chọn một sản phẩm mà bạn am hiểu và yêu thích nó. Bởi chỉ khi bạn hiểu sản phẩm của mình thì bạn mới có thể bán hàng một cách mạnh mẽ nhất.
-
Đặc tính thương hiệu, con đường, sứ mệnh mà bạn muốn đem đến là gì?
-
Những ưu điểm, công dụng, lợi ích mà sản phẩm của bạn có thể đem lại cho khách hàng. Hãy liệt kê càng nhiều càng tốt vì đấy chính là mấu chốt cũng như là những điểm mà bạn bám vào để quảng cáo sau này.
-
Giá sản phẩm có ưu thế gì so với các đối thủ cạnh tranh không? Nếu có thì hãy đẩy mạnh giá trị này vì giá cả vẫn là một điểm đánh vào tâm lý khách hàng cực lớn.
-
Tổ chức, cơ cấu của bạn ra sao, quy mô so với các công ty khác như thế nào. Đây đều là những điểm giúp gây dựng lòng tin, từ đó thúc đẩy chuyển đổi mua hàng.
-
Dịch vụ chăm sóc khách hàng - Thứ mà đang cạnh tranh cực kỳ gay gắt hiện nay. Khách hàng hiện nay đã khó tính hơn rất nhiều, chính bởi vậy ngoài những sản phẩm tốt, họ còn cần một địa điểm có dịch vụ khách hàng chất lượng
-
Khâu đóng gói hàng hóa, vận chuyển nhanh chóng cũng là một điểm mạnh mà bạn cần phải quan tâm cực nhiều khi kinh doanh online.
-
Những ý tưởng kinh doanh hấp dẫn. Những tài nguyên hiếm mà bên bạn đang có sẵn mà đối thủ thì không có.
Vậy làm sao để có thể chỉ ra những điểm này. Bạn cần phải nghiên cứu về đối thủ cạnh tranh để có sự so sánh. Hãy nghiên cứu về tất cả các nền tảng mà họ đang quảng cáo sản phẩm. Ví dụ như trên fanpage, có thể xem cách họ đăng bài content, cách họ quảng cáo các chương trình v.v..
Vận dụng mô hình SWOT vào kinh doanh online
2.2. Điểm yếu
Tương tự với điểm mạnh, để phân tích được điểm yếu thì bạn cũng cần phải nghiên cứu đối thủ cạnh tranh một cách rõ ràng.
-
Sản phẩm của bạn có những ưu điểm, điểm mạnh gì vượt trội so với sản phẩm cùng phân khúc của đối thủ cạnh tranh hay không?
-
Nếu như là sản phẩm cùng nhập từ một nơi cơ sở sản xuất thì giá của bạn có đang tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh không? Thường nếu như mới bắt đầu kinh doanh thì bạn sẽ khó có giá nhập tốt hơn những đối thủ mạnh lâu năm bởi họ sẽ nhập với số lượng lớn, khi đó giá của họ sẽ tốt hơn.
-
Nếu như đang hoạt động rồi thì hãy phân tích xem những nền tảng media mình đang quảng bá sản phẩm gặp phải điểm yếu gì? (Không có tương tác, hình ảnh chưa đẹp, chưa có video marketing, chưa đa dạng các nền tảng quảng cáo so với đối thủ …)
-
Những lý do không tốt mà khách hàng feedback lại, tiếp nhận thông tin và chỉ ra vấn đề nằm ở đâu.
>> Xem thêm: Lựa chọn mặt hàng gì để kinh doanh online
2.3. Cơ hội
Cơ hội là những yếu tố tiềm năng mà bạn có thể tập trung khai thác trong tương lai mà bạn tin rằng đó sẽ là những cơ hội tuyệt vời mà bạn cần làm giúp việc kinh doanh thành công
-
Nắm bắt những chính sách thay đổi trong tương lai. Ví dụ như thuật toán của các nền tảng Google, Facebook, Youtube thay đổi. Hay các sàn thương mại điện tử thay đổi chính sách bán hàng. Bạn cần nắm bắt hết được những thông tin này để có sự điều chỉnh đối với các nền tảng của mình
-
Nắm bắt xu hướng marketing. Nắm bắt những xu hướng thay đổi trong thời gian hiện và kéo dài trong thời gian tới để có đường lối phù hợp cho việc kinh doanh của mình. Ví dụ như hiện nay Tiktok đang nổi lên cực mạnh, và việc làm video marketing đang là xu hướng của hiện tại.
-
Những thay đổi rộng hơn về dân số, lối sống, thói quen, xã hội …. có ảnh hưởng đến việc kinh doanh của bạn. Ví dụ như trong thời điểm ngày càng có nhiều các nhà bán hàng online thì việc đẩy mạnh kinh doanh những món hàng có tác dụng hỗ trợ cho các nhà bán hàng cũng là một cơ hội rất lớn (túi gói hàng, phần mềm bán hàng v.v..)
-
Những kênh quảng cáo tiềm năng, kênh quảng cáo mới mà doanh nghiệp chưa tìm hiểu hoặc chưa phát triển. Việc bán hàng đa kênh hiện nay là việc gần như bắt buộc đối với một nhà bán hàng online.
2.4. Thách thức
Phân tích theo mô hình SWOT để phát triển kinh doanh online
Yếu tố cuối cùng trong mô hình SWOT là sự thách thức mà bạn sẽ phải gặp phải trong quá trình kinh doanh online
-
Việc ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh mới tham gia vào thị trường có thể coi là một thách thức cực lớn mà phải đối mặt. Bạn cần đưa ra những thông tin cụ thể để nhanh chóng tìm phương án để thích nghi. Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng.
-
Tồn hàng, thiếu hàng, vốn xoay không kịp, nguồn hàng gặp vấn đề … tất cả những thách thức này bạn cũng sẽ cần phải đối mặt và tìm ra một chiến lược cụ thể để xử lý
-
Quảng cáo ngày càng đắt - Một thách thức mà hầu hết các nhà bán hàng online hiện nay đang gặp phải. Phân tích số liệu quảng cáo để đưa ra những giải pháp, chiến lược hấp dẫn nhằm thay thế quảng cáo hiện tại.
-
Bị spam, feedback kém, đối thủ chơi xấu .. Cần làm gì để giải quyết những vấn đề nhức nhối này.
Hiển nhiên sẽ có cực cực nhiều thách thức mà một nhà kinh doanh cần phải đối mặt. Có những thách thức mà chắc chắn bạn sẽ không lường trước được mà chỉ có thể bắt gặp trong quá trình trực tiếp kinh doanh online.
>> Sử dụng Túi Gói Hàng In Logo Thương Hiệu để kinh doanh online
Trên đây là những gợi ý sơ bộ để bạn có thể nắm được kiến thức cơ bản về mô hình SWOT cũng như cách áp dụng mô hình SWOT vào kinh doanh online. Túi gói hàng HVT hy vọng rằng những chia sẻ này sẽ có ích trên con đường kinh doanh của bạn. Chúc bạn thành công!
========================================
Túi gói hàng Nhựa HVT chuyên sản xuất và phân phối trực tiếp các sản phẩm đóng gói, phụ trợ cho lĩnh vực vận chuyển, bán lẻ, kinh doanh online... Quý khách hàng có nhu cầu vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí nhé.
Chi nhánh Hà Nội:
Địa chỉ:
Kho HN 1: 35A Nguyễn Văn Trỗi, P. Phương Liệt, Q. Thanh Xuân, Hà Nội
Shopee: https://shopee.vn/nhuahvt
Chi nhánh Hồ Chí Minh:
Địa chỉ:
Kho HCM 1: 727 Âu Cơ, P. Tân Thành, Q. Tân Phú, Hồ Chí Minh
Shopee: https://shopee.vn/nhuahvt.hcm
======================
Nhựa HVT Tiện lợi hơn - Tiết kiệm hơn
Hãy theo dõi chúng tôi để nhận những bài hướng dẫn và các chương trình ưu đãi mới nhất